Ảnh hưởng của việc nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn là chỉ định thường thấy trong các trường hợp răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm, mọc sai vị trí hoặc dị dạng. Tuy tiểu phẫu này đơn giản nhưng sẽ gây ra ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bạn thực hiện tại các địa chỉ nha khoa kém chất lượng.

Biến chứng do nhổ răng khôn 

Trước kia, nhắc tới nhổ răng khôn đa số mọi người sợ đau, sợ ảnh hưởng tới thần kinh. Thậm chí dân gian còn có lời đồn đại rằng nhổ răng khôn có thể gây chết người. Nên nhiều người khi được chỉ định nhổ răng khôn đều ngần ngại, “cắn răng chịu đựng” những cơn đau nhức.

Theo các bác sĩ răng hàm mặt, nhổ răng khôn có thể gây ra một vài biến chứng. Thông thường, nhổ răng hàm dưới phức tạp, dễ gây biến chứng hơn.

Gây tổn thương dây thần kinh răng dưới

Vai trò của thần kinh huyệt răng dưới là tạo cảm giác cho một nửa cung răng, lợi hàm dưới và một nửa môi dưới. Nó nằm tại ống răng ở trong xương hàm dưới, cách chóp chân răng 6,7 từ 2 – 3mm. Vị trí này rất sát chân răng số 8 hàm dưới. Đặc biệt một số trường hợp, thần kinh răng dưới còn nằm dính vào chân răng khôn hàm dưới.

Hệ thần kinh vùng xương hàm

Bởi vậy, nếu thao tác nhổ răng quá thô bạo hoặc ống răng nằm quá sát chân răng khôn hàm dưới mà bác sĩ không phát hiện ra thì nguy cơ cao gây tổn thương dây thần kinh răng dưới. Từ đó làm tê môi, loạn cảm giác môi sau khi nhổ răng. Đây là biến chứng hay gặp, nguy hiểm và khó khắc phục nhất khi nhổ bỏ răng khôn.

Nhiễm trùng huyệt ổ răng

Đây cũng là một tai biến thường gặp. Do răng khôn nằm sát thành trước hầu – họng, nơi chứa nhiều lympho bào và mạch máu. Nó có xu hướng phản ứng quá mẫn khi nhiễm trùng. Thực sự là một vùng rất nguy hiểm khi có nhiễm trùng xảy ra.

Nếu bạn nhổ răng trong điều kiện vô trùng không tốt rất dễ bị nhiễm trùng. Tình trạng nhiễm trùng dưới sự cộng hưởng của các tổ chức lympho bào sẽ gây nên những phản ứng sưng đau lan rộng, khó nuốt hoặc há miệng hạn chế. Nguy hiểm hơn, nhiễm trùng có thể lan vào máu làm nhiễm khuẩn huyết, dẫn tới tử vong.

Tổn thương răng số 7

Hay xảy ra khi nhổ răng số 8 hàng dưới mọc nghiêng, chèn vào răng số 7. Xuất phát từ việc nhổ răng hàm dưới bằng phương pháp cổ điển. Nếu bác sĩ thiếu kinh nghiệm, dùng lực thô bạo dễ làm tổn thương răng số 7.

Biến chứng do chân răng còn sót gây nhiễm trùng, đau nhức.

Vỡ bản trong xương hàm dưới hoặc vỡ lỗ củ xương hàm trên

Phương pháp nhổ răng khôn kiểu thủ công truyền thống với lực nhổ răng quá mạnh có thể dẫn tới vỡ xương hàm dưới hoặc vỡ lỗ củ xương hàm trên. Hậu quả dẫn tới sưng, đau nhức, chảy máu kéo dài sau nhổ.

Thủng xoang hàm trên

Là tai biến nặng nề nhất do nhổ răng hàm trên. Bởi xoang hàm trên là một cấu trúc rỗng, nằm tương đối sát các chân răng 6, 7 và rất sát chân răng số 8, chỉ cách một bản xương mỏng. Trong những trường hợp nhổ răng thô bạo có thể làm vỡ bản xương này. Gây thông xoang – miệng (thủng xoang hàm) rất nguy hiểm.

Nhằm tránh tai biến này, việc chụp x-quang toàn hàm là rất cần thiết. Đồng thời, cần lựa chọn phương pháp nhẹ nhàng.

Sốc phản vệ 

Xảy ra trong quá trình nhổ răng, có thể đe dọa tính mạng nếu không cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên, biến chứng này rất hiếm gặp. Quy trình nghiêm ngặt tại các cơ sở nha khoa uy tín sẽ giúp loại bỏ nguy cơ này .

Ngộ độc thuốc tê

Thuốc tê là một loại thuốc thiết yếu được dùng rộng rãi trong y khoa bao gồm nhổ răng khôn. Hầu hết trường hợp đều an toàn. Nhưng đòi hỏi kỹ thuật viên phải sử dụng đúng liều lượng, phương pháp,… Ngược lại, nồng độ thuốc tê trong máu vượt ngưỡng sẽ dẫn tới ngộ độc thuốc tê. Biểu hiện, bệnh nhân run giật toàn thân, da nổi vân tím toàn thân, co giật toàn thân, khó thở.

Ngoài những biến chứng kể trên thì việc nhổ răng khôn còn dẫn đến nhiều tai biến khó lường như: áp se lợi do sót chân răng, chảy máu,…

Làm sao để phòng tránh biến chứng do nhổ răng khôn?

Phần lớn trường hợp nhooe răng khôn gặp biến chứng đều do thực hiện ở những phòng khám kém chất lượng, không có đầy đủ máy móc, điều kiện vô trùng, hạn chế về phương pháp và tay nghề bác sĩ. Do đó, để tránh các rủi ro, bạn nên đăng ký tiểu phẫu này ở các bệnh viện lớn, uy tín, được nhiều người phản hồi tốt.

Nhổ răng bằng kìm nếu nha sĩ không có kinh nghiệm dễ gây tổn thương đến xương hàm.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần tuân thủ theo hướng dẫn từ bác sĩ. Từ việc khai đầy đủ thông tin sức khỏe, thuốc đang sử dụng với bác sĩ, chuẩn bị tâm lý trong lúc nhổ đến chăm sóc hậu phẫu, những điều cần kiêng để vết thương mau lành.

Sau nhổ răng khôn không nên chủ quan. Bạn cần đến gặp bác sĩ ngay nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Cụ thể như: đau nhức liên tục trong 24 giờ, chảy máu tươi, người run, khó chịu, ngất xỉu…

Nguồn : benhvienphuongdong.vn

Để lại bình luận