Hội chứng rối loạn TMJ là gì? Cách điều trị phù hợp nhất
Khớp thái dương hàm TMJ có nguyên lý hoạt động tương tự như một bản lề trượt giúp kết nối giữa xương hàm với hộp sọ. Hội chứng rối loạn TMJ sẽ khiến người bệnh đau mỏi thái dương hàm và các cơ kiểm soát cử động hàm.
Hội chứng rối loạn TMJ là gì?
Hội chứng rối loạn TMJ (Temporomandibular Joint-TMJ) là một tình trạng gây đau mỏi thái dương và các hoạt động cơ hàm. Nguyên nhân gây hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm đến nay vẫn chưa thể xác định rõ ràng.
Những cơn đau mỏi thái dương có thể là hậu quả của rất nhiều yếu tố như yếu tố di truyền, viêm khớp hoặc các chấn thương ở vùng hàm. Một số bệnh nhân bị rối loạn TMJ có thể có xu hướng thường xuyên nghiến răng nhưng không có nghĩa những ai hay nghiến răng là gây nên hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm.
Trong đa số những trường hợp, các cơn đau mỏi thái dương có liên quan đến TMD sẽ chỉ mang tính chất tạm thời và thuyên giảm bằng những biện pháp chăm sóc hiệu quả hoặc điều trị bảo tồn. Phẫu thuật sẽ được chỉ định sau cùng khi thực hiện những biện pháp kia không hiệu quả. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân khi rối loạn khớp thái dương hàm cũng có thể nhận được nhiều lợi ích khi áp dụng phương pháp điều trị này.
Những dấu hiệu nhận biết rối loạn TMJ
Không khó để người bệnh có thể nhận biết và phát hiện ra mình đang có dấu hiệu bị rối loạn TMJ. Một số biểu hiện điển hình giúp bạn nắm rõ đó là:
- Hay đau nhức ở vị trí xương hàm.
- Đau mỏi thái dương hàm ở cả một hoặc cả hai bên.
- Đau trong và xung quanh tai.
- Cảm thấy khó nhai và đau nhức khi nhai.
- Toàn bộ vùng mặt đau nhức.
- Người bệnh sẽ khó khăn khi há hàm hay ngậm miệng bởi kẹt, khoá thái dương hàm.
- Xuất hiện tiếng lách cách khi há miệng hay nhai biểu hiện xương hàm có vấn đề.
- Cảm giác khó chịu và khi răng trên, răng dưới không khớp nhau.
- Mặt có thể sưng phù một bên.
- Người bệnh rối loạn khớp thái dương hàm cũng có thể bị đau răng, đau mỏi cổ, đau đầu, chóng mặt, ù tai,…
Nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn TMJ
Khớp thái dương hàm hoạt động như một bản lề trượt và các xương của khớp thái dương có thể chuyển động trơn tru do được bao phủ bởi các sụn và vách ngăn cách nhau bằng một đĩa nhỏ có tác dụng hấp thụ lực.
Nguyên nhân hay gặp của TMD đó chính là những chấn thương vùng hàm, khớp hay vùng đầu cổ. Bên cạnh đó, còn có nhiều nguyên nhân gây nên hội chứng rối loạn TMJ cụ thể như sau:
- Thói quen nghiến răng vô tình tạo nên nhiều áp lực lên khớp.
- Chuyển động bất thường giữa lồi cầu xương hàm cũng như phần đĩa của khớp thái dương.
- Tình trạng viêm khớp, tổn thương sụn khớp.
- Dây thần kinh căng thẳng dẫn tới tình trạng căng cơ mặt hoặc nghiến răng.
- Phần đĩa thái dương bị xói mòn hoặc sẽ di chuyển ra khỏi cấu trúc liên kết bình thường.
- Có nhiều trường hợp nguyên nhân gây nên hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm không rõ ràng.
Thực hiện chẩn đoán hội chứng rối loạn TMJ
Nhiều bệnh lý khác có thể có những triệu chứng giống với TMJ như sâu răng, nướu răng, các vấn đề liên quan đến xoang hàm mặt hay do viêm khớp. Để có thể xác định chính xác, các bác sĩ hãy trao đổi với người bệnh về tiền sử sức khỏe sau đó hãy khám và điều trị theo hướng phù hợp nhất.
Bác sĩ cũng sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng khớp thái dương hàm và hỏi người bệnh xem dấu hiệu đau mỏi thái dương, lắng nghe tiếng hay âm thanh khi xương khớp hàm chuyển động. Đồng thời, bác sĩ cần phải ghi nhận những hoạt động của xương hàm để xem có hiện tượng khoá hay kẹt khớp khi thực hiện đóng mở miệng.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể kiểm tra khả năng cắn cũng như những vấn đề liên quan đến các vùng mặt. Một số phương pháp chuẩn đoán hình ảnh sẽ giúp đưa ra kết luận chính xác cụ thể đó là:
- Chụp X quang mặt giúp bác sĩ quan sát được tình trạng của xương hàm và răng xem có hiện tượng gì khác lạ.
- Chụp cộng hưởng từ: Hình ảnh trên phim MRI sẽ cho kết luận đĩa thái dương có ở đúng vị trí xương hàm di chuyển hay không.
- Chụp cắt lớp vi tính CT nhằm ghi nhận chi tiết các xương ở thái dương hàm có dấu hiệu gì.
Những biện pháp điều trị hội chứng rối loạn TMJ tại nhà
Người bệnh có thể áp dụng được các biện pháp giảm nhẹ triệu chứng TMJ bằng các biện pháp tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ như:
- Sử dụng các loại thuốc không kê đơn: Một số loại thuốc để giảm triệu chứng sưng và đau cơ như thuốc kháng viêm không chứa Tsteroid.
- Chườm lạnh: Người bệnh nên sử dụng một túi đã để chườm lên bề mặt bị sưng đau hay mỏi thái dương trong thời gian 10 phút.
- Thực hiện thêm một vài động tác kéo giãn hàm đơn giản và sau đó thực hiện chườm một chiếc khăn ấm trong thời gian 5 phút.
- Hãy ăn thức ăn mềm, bổ sung sữa chua, khoai tây nghiền, pho mát, trái cây, ngũ cốc vào thực đơn ăn hằng ngày. Khi chế biến hãy cắt nhỏ thức ăn để hạn chế phải nhai nhiều và không ăn các món ăn cứng, giòn, dai hay thức ăn quá to.
- Hạn chế cử động hàm, ngáp và nhai liên tục, không được la hét, hát hò hay làm gì liên quan đến cơ mặt, cơ hàm.
- Không nên chống cằm lên tay hay giữ điện thoại giữa vai và tai.
- Hãy giữ 2 hàm răng cách xa nhau để có thể giảm áp lực lên xương hàm, người bệnh hội chứng này có thể kiểm soát tình trạng nghiến răng bằng cách đặt lưỡi ở giữa hai hàm.
Phương pháp điều trị rối loạn TMJ hiệu quả
Ngoài việc thực hiện điều trị tại nhà, các bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị rối loạn TMJ đã được nghiên cứu như:
Sử dung các loại thuốc
- Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng viêm liều cao.
- Thuốc giãn cơ: Có tác dụng làm xương hàm thư giãn nếu như người bệnh nghiến răng liên tục.
- Các thuốc chống lo âu: Những loại thuốc có tác dụng giảm căng thẳng, thuốc chống lo âu có thể kiểm soát hoặc giảm đau ở mức độ nhẹ.
- Cần sử dụng các loại thuốc giãn cơ và chống lo âu theo chỉ định của bác sĩ.
Chỉnh nha khoa phương pháp khác
Các bác sĩ nha khoa sẽ thay thế những chiếc răng bị mất đồng thời niềng răng để có thể cân bằng bề mặt cắn của răng hoặc có thể điều chỉnh vấn đề ở những khớp cắn. Bên cạnh đó, có thể thực hiện một số biện pháp khác như:
- Kích thích dây thần kinh bằng dòng điện qua da, liệu pháp này sử dụng dòng điện cường độ thấp để kích thích và giảm đau do khớp thái dương và cơ mặt, bạn có thể thực hiện ở phòng khám hay tại nhà đều được.
- Siêu âm: Hãy sử dụng sóng siêu âm tác động vào khớp để có thể giảm đau hay cải thiện khả năng vận động của cơ hàm mặt.
- Tiêm vào điểm đau kích thích bằng cách phải sử dụng thuốc giảm đau, thuốc gây tê để tiêm vào các cơ quan để giảm đau.
- Liệu pháp sử dụng sóng vô tuyến để có thể kích thích vào khớp qua đó giúp làm tăng lưu lượng máu và giảm đau hiệu quả.
- Liệu pháp laser tần số thấp: Giúp người bệnh giảm các cơn đau, giảm sưng viêm và giúp cử động cổ thoải mái hơn, mở miệng rộng hơn.
Nẹp khớp cắn bảo vệ ban đêm
Dụng cụ bằng nhựa này vừa khít với hàm răng trên và dưới có nhiệm vụ giữ cho chúng không va chạm với nhau. Do đó, hạn chế được tình trạng nghiến răng và giúp điều chỉnh khớp cắn bằng cách điều chỉnh răng đúng vào các vị trí.
Phẫu thuật khớp thái dương hàm
Phẫu thuật hội chứng rối loạn TMJ được cân nhắc khi những phương pháp điều trị trên không hiệu quả. Tuy nhiên, kết quả phẫu thuật sẽ không thay đổi nên được người bệnh cân nhắc và tham khảo, trao đổi ý kiến với các bác sĩ trước khi tiến hành phẫu thuật. Hiện nay, có 3 phương pháp phẫu thuật cho hội chứng rối loạn khớp thái dương và lựa chọn này phụ thuộc vào tình trạng người bệnh.
Nội soi khớp
Biện pháp này sử dụng ống soi khớp cho phép các bác sĩ quan sát bên trong khớp thái dương có biểu hiện gì khác lạ. Bệnh nhân cần được gây mê toàn thân sau đó các bác sĩ thực hiện rạch một đường nhỏ ở vị trí trước tai và đưa dụng cụ nội soi vào.
Ống nội soi được kết nối với màn hình để bác sĩ kiểm tra khớp cũng như các khu vực xung quanh. Trong đó, bác sĩ có thể tiến hành loại bỏ các mô viêm hoặc sắp xếp lại các cấu trúc của khớp. Nội soi khớp là một phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu có thể để lại sẹo nhỏ, ít biến chứng và có thời gian phục hồi nhanh hơn so với một mổ mở.
Chọc dò khớp
Được chỉ định khi người bệnh không có tiền sử bệnh liên quan đến khớp thái dương hàm nhưng tình trạng khớp đang bị khoá. Các bác sĩ sẽ tiến hành gây mê người bệnh và đưa kim vào khớp thái dương hàm rồi rửa sạch. Sau đó các bác sĩ có thể sử dụng một dụng cụ đặc biệt để có thể loại bỏ các tổn thương hoặc tháo đĩa thái dương đang mắc kẹt ở khớp.
Phẫu thuật mở khớp
Tùy vào từng nguyên nhân của hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm và khi tiến hành nội soi khớp sẽ không được thực hiện. Người bệnh có thể thực hiện phẫu thuật mở khớp nếu như đáp ứng được các điều kiện sau đây:
- Các cấu trúc xương trong khớp thái dương hàm đang bị bào mòn đi.
- Xung quanh khớp hoặc trong khớp có xuất hiện khối u.
- Có các mảnh xương hoặc vết sẹo trong khớp thái dương hàm.
Người bệnh sẽ được thực hiện gây mê toàn thân và sau đó sẽ tiến hành phẫu thuật mở toàn bộ khu vực quanh khớp để có thể quan sát và tiếp cận tốt nhất. Người bệnh cũng cần có nhiều thời gian để phục hồi sau quá trình phẫu thuật và khả năng để lại sẹo rất cao.
Nguồn : benhvienphuongdong.vn