Tìm hiểu ung thư nướu răng nguyên nhân và cách điều trị
Ung thư nướu răng là một trong những bệnh khá nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và giao tiếp của người bệnh. Nguyên nhân dẫn tới căn bệnh và cách điều trị căn bệnh này như thế nào?
Bệnh ung thư nướu răng là gì?
Bệnh ung thư nướu răng là một trong những bệnh ung thư nằm ở khoang miệng khá hay gặp hiện nay. Tế bào ung thư hình thành và phát triển thành khối u ác tính và xuất hiện ngay trên bề mặt lợi và nướu. Thời gian đầu bệnh có biểu hiện giống với vết loét sưng tấy có màu trắng hoặc đỏ gây nên rất nhiều khó chịu và đau đớn cho người bệnh.
Nếu mọi người không phát hiện sớm để có thể điều trị kịp thời sẽ khiến cho nướu răng của người bệnh bị yếu đi dẫn tới răng bị lung lay và rụng dần. Vì vậy mà việc sớm phát hiện ra căn bệnh là một vấn đề rất cần thiết và quan trọng. Giai đoạn đầu của người bệnh sẽ khá giống với các bệnh về răng miệng thông thường nên rất khó phát hiện ra.
Nguyên nhân nào dẫn tới bệnh ung thư nướu răng?
Bệnh ung thư nướu răng thường xảy ra khi tế bào trong nướu răng có sự phát triển và có nhiều biến đổi trong DNA. Chính vì vậy, những tế bào này sẽ mất kiểm soát dẫn tới sự phân chia liên tục và có tốc độ phát triển nhanh với sức sống mạnh hơn nhiều so với những tế bào bình thường trong cơ thể. Qua một thời gian chúng phát triển và dần tích tụ lại, tạo thành các khối u ác tính ngay trong nướu răng.
Ngoài ra ung thư nướu còn có những nguyên nhân khác như sau:
- Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách là nguyên nhân dẫn tới bệnh.
- Những người thường xuyên sử dụng các chất kích thích và hay hút thuốc sẽ có nguy cơ mắc bệnh lớn hơn những người không dùng.
- Những ai thường xuyên phải làm việc ngoài trời và tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời cùng với không được cung cấp đủ nước cũng là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này.
- Những người hay sử dụng răng giả khi sử dụng không đúng cách khiến cho niêm mạc bị kích thích cũng dẫn tới bệnh ung thư nướu.
- Người ít ăn rau xanh, hoa quả và uống nước hàng ngày.
- Bệnh nhân có thể bị nhiễm vi rút lây truyền qua con đường tình dục (HPV).
- Nếu trong gia đình có người mắc bệnh những thành viên trong gia đình cũng có nguy cơ mắc bệnh này.
- Người người già có thói quen nhai trầu cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.
Các dấu hiệu ung thư nướu răng
Mỗi căn bệnh đều có những dấu hiệu và những triệu chứng khác nhau. Dưới đâu là một số dấu hiệu của căn bệnh khá nguy hiểm này mà bạn không nên lơ là bỏ qua.
Răng bị mòn và có triệu chứng đau đầu
Răng bị mòn là hiện tượng rất thường gặp ở cả trẻ con và người lớn. Răng bị mòn có thể do bạn thường xuyên nghiến răng khi ngủ và đây là dấu hiệu thường thấy của việc căn thẳng quá mức tạo thành. Việc nghiến răng nhiều và thường xuyên hàng ngày sẽ khiến răng của bạn bị mòn và đau hàm. Ngoài ra bạn có thể bị đau đầu do các cơ bị co thắt khi nghiến răng nhiều.
Hiện tượng răng nứt vỡ
Răng nứt vỡ có thể là do tuổi tác hoặc triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày trong thực quản. Hiện tượng răng vỡ thường do các acid trào ngược lên từ dạ dày và làm men răng bị phân huỷ.
Răng bị nứt vỡ có thể là dấu hiệu của tuổi tác và là triệu chứng thường gặp của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, răng nứt vỡ ở những người ít tuổi có thể là một dấu hiệu của chứng háu ăn.
Bị đau răng liên tục
Bị đau răng liên tục có thể là triệu chứng của bệnh ung thư miệng hoặc nướu, nên bạn không nên bỏ qua dấu hiệu này. Những vết viêm loét miệng do ung thư thường có màu đỏ và trắng có thể xuất hiện ở những chỗ mà bệnh nhân khó nhìn ra, tạo nên những cơn đau kéo dài và liên tục.
Hiện tượng lợi trùm lên răng
Triệu chứng này có thể là do bạn sử dụng thuốc uống về tim hoặc thuốc chữa bệnh co giật. Một số loại thuốc có thể kích thích đến sự tăng trưởng của các mô nướu khiến rất khó đánh răng ở bệnh nhân. Điều này chính là nguyên nhân dẫn tới các bệnh về răng miệng.
Luôn cảm thấy miệng khô
Miệng khô cũng là dấu hiệu của bệnh ung thư nướu. Hiện tượng miệng khô có rất nhiều nguyên nhân như mất nước, dị ứng với các loại thuốc. Tuy nhiên việc thiếu đi lượng nước bọt cần thiết cũng là dấu hiệu ban đầu của những bện như hội chứng Sjogren và bệnh tiểu đường.
Các triệu chứng ung thư nướu răng
Thời gian đầu, dấu hiệu của bệnh ung thư nướu thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý liên quan đến răng miệng như nhiệt miệng hoặc viêm nướu. Chúng nhìn như vết loét chưa lành và màu đỏ hoặc trắng và gây chảy máu dẫn tới răng bị lung lay, gây khó chịu trong quá trình ăn uống và giao tiếp. Một số triệu chứng của căn bệnh này như sau:
- Xuất hiện những khối u ở nướu răng: Các khối u sẽ phát triển rất nhanh và sản sinh ra các tế bào trong thời gian ngắn. Khi xuất hiện những khối u này sẽ khiến người bệnh có cảm giác khó chịu và rất đau, hơi thở có mùi khó chịu và có hiện tượng chảy mủ trắng.
- Chân răng bị lung lay: Khi mắc bệnh ung thư nướu răng bệnh nhân thường gặp phải tình trạng viêm nhiễm làm chân răng bị lung lay.
- Viêm loét và đau nơi đầu lưỡi: Khi bị viêm loét đầu lưỡi có nghĩa là bệnh tình đã ở giai đoạn khá nặng. Tình trạng này xảy ra khiến cho các hoạt động ăn uống và nói chuyện bị cản trở rất nhiều.
Ung thư nướu răng có chữa được không?
Nhiều người thắc mắc ung thư nướu có chữa được hay không và khi mắc bệnh ung thư nướu răng sống được bao lâu? Ung thư nướu sống được bao lâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và người bệnh đang ở giai đoạn nào, thể trạng sức khoẻ của mỗi người và các phương pháp điều trị áp dụng. Dựa trên thực tế người ta ước tính như sau:
- Những bệnh nhân phát hiện được bệnh ở giai đoạn 1 và 2 có thể sống được tới 3 năm hoặc có thể hơn chiếm đến 80%.
- Những người phát hiện bệnh ở giai đoạn 3 và 4 có tỷ lệ sống thấp hơn và dưới 3 năm chiếm khoảng 50%.
Tóm lại căn bệnh này có thể điều trị được bằng nhiều phương pháp để kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Nhưng điều quan trọng là phải được phát hiện càng sớm càng tốt.
Cách điều trị ung thư nướu răng hiện nay
Khi phát hiện được bệnh cần phải điều trị ung thư càng sớm càng tốt. Dưới đây là các phương pháp điều trị cùng với cách chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật tốt nhất.
Các biện pháp điều trị chính
Việc điều trị bệnh ung thư nướu có thể sử dụng các biện pháp như sau:
- Phương pháp phẫu thuật: Đây là cách điều trị được áp dụng phổ biến nhất hiện nay trong việc điều trị bệnh ung thư nướu răng. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ khối u và các mô xung quanh nướu bị thương. Việc phẫu thuật có thể sẽ rất phức tạp bởi ngoài việc cắt bỏ những khối u kèm theo việc nạo hạch bạch huyết vùng lân cận để kiểm soát nguy cơ các tế bào ung thư di căn.
- Phương pháp xạ trị: Là phương pháp dùng các tia xạ có năng lượng rất cao để tiêu diệt tế bào ung thư, thường được áp dụng điều trị bệnh ung thư nướu răng ở giai đoạn đầu. Phương pháp xạ trị phù hợp với những khối u nhỏ.
- Phương pháp hoá trị: Là cách điều trị sử dụng đến hoá chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc sử dụng trong phương pháp hoá trị có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác để tăng hiệu quả điều trị.
Phương pháp kết hợp điều trị bệnh ung thư nướu
Đây là những biện pháp được dùng chung với phương pháp điều trị chính để tăng hiệu quả điều trị và giảm các triệu chứng khác kèm theo của bệnh.
- Thuốc điều trị triệu chứng khác nhau: Có thể dùng chống viêm, thuốc giảm đau, chống nôn khi cần thiết nếu bệnh nhân có các triệu chứng nặng và khó chịu kéo dài.
- Chế độ dinh dưỡng khoa học: Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi hợp lý và ăn uống đầy đủ đa dạng để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Cách chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật
Sau khi áp dụng những phương pháp điều trị chính và kết hợp khác, bệnh nhân khi đã phẫu thuật hoặc điều trị xạ trị cần được chăm sóc cẩn thận như sau:
- Sau khi tiến hành điều trị, khoang miệng sẽ rất đau nên người bệnh nên ăn những loại thức ăn mềm và dễ tiêu hoá như súp, cháo loãng, canh,… Tuy nhiên người bệnh cần ăn những thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng để cung cấp dưỡng chất để mau chóng hồi phục sức khỏe.
- Người bệnh tuyệt đối không được sử dụng những thực phẩm có chứa những chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, thức ăn cay nóng và đồ lạnh để tránh gây kích thích đến vết thương tại nướu răng gây đau đớn và làm giảm hiệu quả điều trị bệnh.
- Ngoài ra, người bệnh cần sử dụng chỉ nha khoa và đánh răng bằng bàn chải mềm để có thể làm sạch khoang miệng để ngăn ngừa viêm nhiễm. Người bệnh sau phẫu thuật không nên súc miệng bằng nước muối mà nên sử dụng nước thường ở nhiệt độ thường.
Cách phòng ngừa bệnh ung thư nướu răng hiệu quả
Dựa vào những nguyên nhân gây nên bệnh ung thư nướu ở trên, chúng ta có thể rút ra những biện pháp để phòng ngừa bệnh như sau:
- Mọi người nên thường xuyên vệ sinh răng miệng hàng ngày để làm sạch khoang miệng và hạn chế những vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Bạn nên đánh răng và súc miệng bằng nước muối hàng ngày.
- Không nên hút thuốc và hạn chế sử dụng những chất có cồn như rượu bia. Những chất kích thích có trong các loại đồ uống này có hại ung thư nướu và các loại ung thư khác.
- Mọi người nên ăn uống lành mạnh và khoa học, chú ý bổ sung những loại thực phẩm như rau xanh và hoa quả.
- Mọi người nên tiêm vắc xin phòng chống vi rút HPV để phòng ngừa bệnh ung thư nướu với nhiều bệnh khác.
- Nếu gặp những triệu chứng như viêm lợi, đau sưng răng thường xuyên bạn nên đi khám bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để tránh những tia cực tím.
- Việc khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần là việc cần thiết để có thể phát hiện sớm và điều trị bệnh ung thư nướu hiệu quả nhất.
Nguồn : benhvienphuongdong.vn