TÌM HIỂU VỀ TÌNH TRẠNG VIÊM DA CƠ ĐỊA
Viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý về da phổ biến nhất, có thể gặp ở nhiều đối tượng. Nếu không điều trị bệnh nhanh chóng, kịp thời sẽ gây ra nhiều vấn đề khiến làn da bị tổn thương, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và thậm chí là gây nhiễm trùng. Vì vậy bạn đọc hãy theo dõi những thông tin sau đây để hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng điều trị viêm da cơ địa.
1.VIÊM DA CƠ ĐỊA LÀ GÌ?
Viêm da cơ địa còn được gọi với nhiều cái tên khác như chàm, eczema, besnier sẩn ngứa, liken mạn tính,…
Bệnh thường dễ khởi phát do thay đổi khí hậu, thời tiết. Viêm da cơ địa cũng thường đi kèm với một số biểu hiện dị ứng như hen suyễn, viêm mũi – xoang dị ứng…
Viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, nhưng nhiều nhất thường ở tay, chân, những vùng da có nếp gấp.
Khi bệnh khởi phát, các triệu chứng xảy ra một cách nhanh chóng và rầm rộ. Sau một đến hai ngày, triệu chứng giảm bớt. Tuy nhiên, mỗi lần khởi phát sau thường nghiêm trọng và xảy ra thường xuyên hơn.
2.TRIỆU CHỨNG VIÊM DA CƠ ĐỊA
Thông thường, các triệu chứng viêm da cơ địa dễ nhận biết nhất là ngứa, xuất hiện mụn nước, da khô, sần, tấy đỏ và bong vảy. Tuy nhiên, để thuận tiện hơn trong việc chẩn đoán lâm sàng, các triệu chứng bệnh còn được chia theo từng cấp độ, giai đoạn như sau:
Viêm da cơ địa bán cấp tính:
– Các biểu hiện nhẹ, chưa rõ ràng, chưa gây khó chịu cho người bệnh, đôi khi chỉ là hơi ngứa nên người bệnh dễ bỏ qua.
Viêm da cơ địa cấp tính:
– Bắt đầu xuất hiện các vùng da mẩn đỏ, có thể lan rộng và phát triển thành viêm da cơ địa toàn thân.- Các vùng da tấy đỏ có thể xuất hiện ở nhiều vùng da trên cơ thể. Bạn có thể bị viêm da cơ địa ở mặt, viêm da cơ địa tay chân, viêm da cơ địa quanh miệng, viêm da cơ địa vùng kín, viêm da cơ địa ở mông, viêm da cơ địa ở lưng…
– Nhiều trường hợp còn có thể xuất hiện thêm mụn nước nhỏ và có mủ vàng.
– Những cơn ngứa thường trở nên dữ dội hơn vào ban đêm, khiến người bệnh khó ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tập trung, sắc mặt xanh xao, vàng vọt.
– Người bệnh gãi nhiều, gây tổn thương da có thể làm da bị nhiễm trùng, chảy mủ, đóng vảy, bội nhiễm.
– Đặc biệt, viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ thường khiến các bé đau đớn, quấy khóc, biếng ăn, chậm lớn. Làn da có thể bị tổn thương nặng nề do các bé có phản xạ gãi, cào không kiểm soát, dễ để lại sẹo sau này.
Viêm da cơ địa mãn tính:
– Nhiều vùng da sẩn đỏ, dày sừng tạo thành mảng lớn, lớp da khô bong vảy, làm biến đổi sắc tố da.
– Lớp biểu bì dày, tróc da, sưng phù, hóa sừng và nứt kẽ, có thể chảy nước và đóng vảy.
– Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ sẽ gây tổn thương nhiều ở vùng da mặt, da đầu và các chi.
– Viêm da cơ địa ở người lớn, nhưng vùng da bị tổn thương thường là các vùng da thuộc nếp gấp của các chi.
– Các triệu chứng thường tái lại, thời gian có thể kéo dài hơn và xuất hiện toàn thân, không có dấu hiệu thuyên giảm.
3. NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM DA CƠ ĐỊA
– Di truyền :Đây là một trong những nguyên nhân rất phổ biến gây viêm da cơ địa. Viêm da cơ địa do di truyền có thể liên quan đến một số gene nằm trên một số nhiễm sắc thể nhất định. Các gene này có thể di truyền cho những thế hệ sau, gây ra tình trạng viêm da cơ địa.
– Các vấn đề xảy ra bên trong cơ thể : Các yếu tố bên trong cơ thể (nội sinh) cũng là một trong số những nguyên nhân thường gặp dẫn đến viêm da cơ địa. Đó có thể là quá trình thay đổi nội tiết tố ở một độ tuổi, các rối loạn trong cơ thể, một số yếu tố liên quan đến thần kinh như căng thẳng, stress… Các yếu tố này có thể gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa các chất, làm thay đổi thời gian sinh học, suy giảm hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thế. Vì vậy có thể khiến bạn mắc viêm da cơ địa.
– Hệ miễn dịch : Đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, quyết định và điều khiển một số phản ứng trên cơ thể, trong đó có làn da.Một số vấn đề về hệ miễn dịch có thể làm tổn thương hàng rào bảo vệ da, gây kích ứng, phản ứng trên da, tạo thành viêm da cơ địa như: Miễn dịch trong máu thay đổi, lượng bạch cầu đa nhân thay đổi.
– Các tác nhân từ bên ngoài : Trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta thường xuyên phải tiếp xúc với rất nhiều tác nhân gây viêm da cơ địa từ môi trường. Có thể kế đến là các loại dị nguyên như phấn hoa, bụi, lông của vật nuôi, vi sinh vật, vi khuẩn, các loại hóa mỹ phẩm hay một số loại thuốc…Ngoài ra, các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm không khí cũng có thể gây kích ứng bề mặt da, khiến da bị biến đổi, hệ miễn dịch phản ứng và gây viêm. Đây cũng là nguyên nhân gây viêm da dị ứng dễ gặp và khó phòng tránh.
4. VIÊM DA CƠ ĐỊA NGUY HIỂM KHÔNG?
Nguồn : dieutridalieu.org